Lần 1: Vinh danh nước Việt - 2004 Giải_thưởng_Vinh_danh_nước_Việt

Với chủ đề "Mùa chim về tổ"[1]

  1. Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng (sinh 1941, Bỉ): Có nhiều đóng góp trong việc hợp tác về đào tạo Cao học Bỉ-Việt.
  2. Giáo sư-Tiến sĩ nhân chủng học Lương Văn Hy (1953, Canađa): Có nhiều đóng góp trong việc giới thiệu ngôn ngữ, tổ chức xã hội và kinh tế của Việt Nam bằng nhiều hình thức.
  3. Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê (1952, hiện đang định cư tại Việt Nam): Có 66 phát minh sáng chế tại Nhật và Mỹ, đem lại những ứng dụng kinh tế to lớn trong lĩnh vực máy vi tính, máy photocopy.
  4. Giáo sư-Tiến sĩ Trần Văn Khê (1921, Pháp): Có những đóng góp to lớn trong việc giới thiệu văn hóa nói chung và âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng ra nước ngoài.
  5. Giáo sư-Tiến sĩ Đặng Lương Mô (ở Nhật, đã hồi hương): Từng nổi tiếng ở Nhật và nhiều nước trong chuyên ngành điện tử bán dẫn và thiết kế vi mạch.
  6. Doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ (1950, Ôxtrâylia): Hiện định cư tại Việt Nam, là chủ nhiệm CLB doanh nhân Việt kiều, có những đóng góp rất lớn trong việc nối gần mối quan hệ giữa Việt kiều với trong nước.
  7. Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Thanh Nhàn (1948, Mỹ): Việc chuyển đổi, mã hóa chữ Nôm, chữ quốc Ngữ trên máy vi tính là một trong những đóng góp điển hình của ông cho đất nước.
  8. Nhạc trưởng Lê Phi Phi (Maxêđônia): Giáo sư Trung tâm Âm nhạc và Múa Ilijia Nikolovski của Macedonia.
  9. Giáo sư-Tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thuyết Phong (Mỹ): Là người Việt thứ hai (sau GS Trần Văn Khê) được ghi tên và tiểu sử vào cuốn Đại từ điển âm nhạc thế giới.
  10. Tiến sĩ Nguyễn Công Phú (1951, Pháp): Là chuyên gia quản lý các dự án lớn về điện, dầu khí, cầu đường tại hàng chục nước, ông tư vấn nhiều cho Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau về giao thông.
  11. Tiến sĩ vật lý Nguyễn Quang Riệu (1932, Pháp): Được giải thưởng của Viện hàn lâm khoa học Pháp về những thành tích Thiên văn Vật lý.
  12. Nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn (1958): Giải nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ 10.
  13. Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành (1932, Mỹ): Có nhiều đóng góp có giá trị giúp Việt Nam trong phát triển đầu tư và hội nhập quốc tế về kinh tế, tài chính.
  14. Tiến sĩ kinh tế Trần Văn Thọ: Giảng viên có uy tín về thương mại quốc tế, kinh tế chuyển đổi... tại Nhật, là cầu nối quan trọng để nhiều sinh viên tại Nhật đi thực tế tại Việt Nam.
  15. Tiến sĩ Trịnh Xuân Thuận (1948, Mỹ): Nổi tiếng trong chuyên ngành thiên văn tại Mỹ và trên thế giới.
  16. Giáo sư-Tiến sĩ kỹ thuật y sinh Võ Văn Tới (1949, Mỹ): Thành viên Hội đồng quản trị Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) của Chính phủ Mỹ.
  17. Giáo sư-Tiến sĩ vật lý Trần Thanh Vân (1937, Pháp): Bắc đẩu bội tinh của Pháp, người tổ chức các hội thảo vật lý quốc tế mang tên Gặp gỡ Việt Nam.
  18. Chuyên gia ngân hàng và đầu tư Vũ Giản (1940, Thụy Sĩ): Giúp Việt Nam nhiều trong việc đào tạo, cải tổ ngân hàng đầu tư và chứng khoán tại Việt Nam.
  19. Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị (1945, Pháp).